Đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn BSCI
Tiêu chuẩn BSCI là gì?
BSCI (Business Social Compliance Initiative) – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA). Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập với mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua một cam kết mạnh mẽ từ những người tham gia thực hiện hệ thống.
Diễn đàn chung về BSCI bao gồm các quy tắc ứng xử, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kết hợp cùng hệ thống giám sát của Châu Âu. Vì có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hội nhập nên BSCI được nhiều công ty, doanh nghiệp đánh giá cao và áp dụng.
Chứng chỉ BSCI là kết quả đầu ra của hoạt động đánh giá chứng nhận BSCI do tổ chức thực hiện đánh giá BSCI cấp. BSCI theo từng loại sẽ được công nhận và đảm bảo yêu cầu của khách hàng trên phạm vi toàn cầu.
Tiêu chuẩn BSCI có đặc điểm gì?
Chuẩn mực của BSCI phù hợp cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô… Không chỉ tại Việt Nam mà BSCI còn được thế giới đánh giá cao nhờ phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn khá rộng.
Khi tham gia vào hệ thống, doanh nghiệp sẽ cam kết công khai thực hiện hoạt động kinh doanh theo bộ quy tắc ứng xử BSCI trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Doanh nghiệp tự nguyện phát triển hệ thống quản lý về thực hiện trách nhiệm xã hội, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và các cam kết bảo vệ môi trường.
Các doanh nghiệp nếu muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu toàn cầu hay các chuỗi cung ứng được yêu cầu áp dụng tuân thủ bộ quy tắc BSCI.
Lợi ích khi áp dụng và đạt chứng nhận BSCI
Đạt chứng nhận BSCI càng thể hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, quan tâm đến sức khỏe và an toàn lao động, tạo ra những sản phẩm cho chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng trong và ngoài nước thì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp càng cao.
Trong thời gian ngắn hạn, khi thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội có thể đối mặt với các khoản chi phí như: Chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải từ sản xuất công nghiệp, chi phí bảo hiểm, bảo hộ cho người lao động hay chi phí đầu vào cao hơn từ những nguồn nguyên vật liệu có chất lượng và đạt tiêu chuẩn về độ an toàn.
Tuy nhiên, trong thời gian dài hạn sẽ thu lại những giá trị vô hình rất lớn từ chính thương hiệu, là niềm tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm của các doanh nghiệp đạt chứng chỉ BSCI thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Ngoài ra, thực hiện tốt bộ tiêu chuẩn BSCI còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho nhiều lần đánh giá, đồng thời có được một nền tảng vững vàng để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000 trong tương lai.
ĐÁNH GIÁ BSCI LÀ GÌ ?
Đánh giá (BSCI audit) là hoạt động đánh giá do tổ chức đánh giá BSCI (CBs) có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn BSCI. Báo cáo BSCI được cấp sau khi Doanh nghiệp đáp ứng sự phù hợp của tiêu chuẩn.
VÌ SAO CẦN ĐÁNH GIÁ BSCI
– Báo cáo BSCI của CBs được công nhận quốc tế
– Đáp ứng yêu cầu luật định trong nước và xuất khẩu Toàn cầu
– Thỏa mãn yêu cầu của pháp luật
– Thỏa mãn yêu cầu của các Khách hàng / Đối tác
– Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp
– Quy trình làm việc khoa học, nhất quán
– Đội ngũ chuyên gia thân thiện, nhiệt tình
– Dịch vụ trọn gói A – Z
Quy trình đánh giá BSCI như thế nào?
Nhận mã DBID & Tiến hành tự đánh giá
Trước tiên, khách hàng cần phải trở thành thành viên của BSCI và nhận mã DBID cho doanh nghiệp của mình. Sau đó, tiến hành tự đánh giá để làm quen với các yêu cầu của BSCI. Điều này giúp ích cho doanh nghiệp tự nhìn nhận, hoàn thiện và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ đánh giá chính thức.
Để trở thành thành viên của BSCI cần hoàn thành đơn đăng ký thành viên.
Mẫu đơn:
– Địa chỉ liên hệ chính của công ty bạn
– Doanh thu hàng năm tổng hợp cuối cùng của công ty: điều này xác định phí thành viên hàng năm. Bạn sẽ cần cung cấp tài liệu chính thức xác nhận con số này – báo cáo tài chính chính thức hoặc thư nêu rõ doanh thu hàng năm.
– Số VAT của bạn: dành cho các công ty và hiệp hội có trụ sở tại Liên minh Châu Âu (EU). Các công ty và hiệp hội có trụ sở bên ngoài EU nên cung cấp số đăng ký kinh doanh của họ.
– Logo công ty: dưới dạng tệp JPEG hoặc PNG (nhỏ hơn 8MB).
Chuẩn bị cho việc đánh giá
Tổ chức đánh giá BSCI sẽ gửi kế hoạch đánh giá cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ phải ký hợp đồng liên quan đến những tiêu chuẩn khi đánh giá, bao gồm: địa điểm, thời gian làm việc, hệ thống quản lý, loại sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh môi trường…
Đánh giá tại nhà máy
Tổ chức đánh giá BSCI sẽ tiến hành phỏng vấn từ quản lý đến nhân viên về quy trình làm việc, hệ thống quản lý, thời gian làm việc, quyền lợi của nhân viên, độ tuổi của lao động… và đối chiếu với điều kiện làm việc trên thực tế.
Chụp ảnh về điều kiện cơ sở vật chất và các hoạt động làm việc trong kỳ đánh giá tại nhà máy và lưu lại kết quả đánh giá.
Thời gian đánh giá BSCI tại nhà máy thường mất từ một đến nhiều ngày và báo cáo sẽ được phát hành trong vòng 7 – 14 kể từ ngày đánh giá.
Kết quả và báo cáo đánh giá
Đánh giá viên sẽ ghi nhận lại các điểm chưa đạt so với yêu cầu của bộ quy tắc BSCI. Tùy thuộc vào mức độ tuân thủ, kết quả đánh giá có thể được xếp loại từ A (Tuân thủ tốt) đến Không khoan nhượng bao gồm 4 hạng: Hạng A, hạng B, Hạng C, Hạng D, Hạng E và không khoan nhượng
Đánh giá theo dõi – nếu cần thiết
Nếu kết quả đánh giá BSCI xếp loại C, D hoặc E, cần thực hiện theo dõi để kiểm tra các hành động khắc phục đã được thực hiện hay chưa. Nếu chưa sẽ có giải pháp can thiệp kịp thời, yêu cầu doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc.
– Hạng A, Hạng B: Không cần kiểm tra theo dõi, kết quả có giá trị 2 năm. Sau 2 năm phải đánh giá full.
– Hạng C, Hạng D: Cần có đánh giá tiếp theo. Sau 1 năm sẽ đánh giá lại các lỗi lần 1.
– Hạng E: Kết quả đánh giá không được thông qua và cần đánh giá lại
– Không dung thứ: Chế độ không dung thứ nói đến nhà máy vi phạm nặng. (vd như sử dụng lao động trẻ em không đúng, làm việc mất an toàn gây nguy hiểm tính mạng, hối lộ chuyên viên đánh giá…). Khi bị chế độ này (bị cảnh báo trên trang amfori) phải gỡ nó ra thì mới được đánh giá tiếp.
Tái đánh giá
Đánh giá BSCI có hiệu lực trong vòng hai năm đối với hạng A và hạng B. Đối với hang C, D, E là 1 năm (Đánh giá lại lỗi lần 1). Sau khoảng thời gian này sẽ tiến hành tái đánh giá.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trong ngày đánh giá BSCI?
Thời gian
Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo về thời gian đánh giá BSCI để chuẩn bị, sắp xếp các công việc sao cho ổn thỏa, không ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra, đánh giá.
Nhân sự
Tất cả nhân viên trong công ty, từ cấp lãnh đạo đến công nhân đều phải nắm được cuộc đánh giá để có mặt đầy đủ, sẵn sàng tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn từ đánh giá viên.
Chuẩn bị thông tin, hồ sơ, tài liệu
Đánh giá viên của Tổ chức đánh giá BSCI sẽ tiến hành rà soát toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công ty như: giấy phép kinh doanh, giấy phép sử dụng đất, nội quy lao động, hợp đồng lao động, bảng lương, chế độ bảo hiểm….
Chuẩn bị cơ sở vật chất
Doanh nghiệp cần rà soát lại cơ sở vật chất, bao gồm tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục hết những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá BSCI chính thức.
Lựa chọn tổ chức đánh giá BSCI như thế nào?
Doanh nghiệp cần sáng suốt lựa chọn tổ chức đánh giá BSCI uy tín vì không phải đơn vị nào cũng có thẩm quyền đánh giá BSCI. Chỉ những tổ chức uy tín mới được phép thực hiện hoạt động và cấp báo cáo đánh giá BSCI hợp lệ, có giá trị hiệu lực toàn cầu.
Theo đó, tổ chức đánh giá BSCI uy tín phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Có giấy phép hoạt động hợp pháp
– Hoạt động độc lập, không có liên quan với đơn vị đăng ký đánh giá BSCI
– Là thành viên được các hiệp hội, diễn đàn liên quan đến các chứng nhận
Nếu vẫn chưa biết lựa chọn tổ chức nào đánh giá BSCI cũng như chưa nắm rõ nội dung bộ tiêu chuẩn BSCI thì hãy liên hệ với SUTECH ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên gia hàng đầu hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất, giúp doanh nghiệp áp dụng triển khai và đạt kết quả cao trong kỳ đánh giá BSCI.