Tiêu chuẩn PEFC

 

Tiêu chuẩn PEFC (viết tắt của Programme for the Endorsement of Forest Certification) là một hệ thống chứng nhận rừng quốc tế, nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững thông qua bên thứ ba độc lập đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn môi trường, xã hội và kinh tế.

Thành viên của PEFC (PEFC Members)

Tổ chức PEFC có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ với hơn 80 thành viên trên khắp thế giới, bao gồm hệ thống chứng nhận quốc gia, tổ chức phi chính phủ, liên đoàn lao động, doanh nghiệp, hiệp hội thương mại, tổ chức chủ rừng và các cá nhân cam kết. Trong đó 55 thành viên quốc gia của PEFC là các tổ chức quốc gia, độc lập phát triển và triển khai hệ thống PEFC trong quốc gia của họ. Ngoài ra có 29 thành viên liên quan quốc tế của PEFC bao gồm những công ty, tổ chức và hiệp hội có nguyên tắc và mục tiêu ủng hộ các chương trình của PEFC.

Một số yêu cầu của PEFC

– Không phá rừng tự nhiên.

– Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài quý hiếm.

– Tuân thủ quyền lợi của người lao động và cộng đồng địa phương.

– Thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi khai thác.

Doanh nghiệp nào nên áp dụng ?

– Doanh nghiệp chế biến gỗ, giấy

– Nhà máy bao bì, in ấn

– Chủ rừng, doanh nghiệp lâm nghiệp

– Các công ty xuất khẩu cần chứng minh nguồn gốc nguyên liệu bền vững

Các loại chứng nhận trong hệ thống PEFC

– Chứng nhận quản lý rừng bền vững (SFM – Sustainable Forest Management)

      + Áp dụng cho chủ rừng và tổ chức khai thác rừng.

      + Đảm bảo rằng các hoạt động lâm nghiệp không gây tổn hại đến sinh thái, xã hội và kinh tế lâu dài.

– Chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (CoC – Chain of Custody)

     + Áp dụng cho doanh nghiệp chế biến, thương mại gỗ, giấy, sản phẩm từ rừng.

     + Đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ rừng được chứng nhận PEFC.

Doanh nghiệp nào nên áp dụng?

– Doanh nghiệp chế biến gỗ, giấy

– Nhà máy bao bì, in ấn

– Chủ rừng, doanh nghiệp lâm nghiệp

– Các công ty xuất khẩu cần chứng minh nguồn gốc nguyên liệu bền vững

Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn PEFC

Bước 1: Tìm hiểu và chuẩn bị

– Doanh nghiệp hoặc chủ rừng tìm hiểu các tiêu chuẩn liên quan:

PEFC ST 1003: Quản lý rừng bền vững

PEFC ST 2002: Chuỗi hành trình sản phẩm

– Xây dựng hệ thống quản lý nội bộ phù hợp với tiêu chuẩn PEFC

– Lập quy trình truy xuất nguồn gốc

     + Thiết lập hồ sơ lưu trữ, đánh giá rủi ro (CoC)

     + Quản lý môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học (SFM)

– Đào tạo nhân sự và truyền thông nội bộ

Bước 2:  Lựa chọn tổ chức chứng nhận (CB – Certification Body)

– Lựa chọn tổ chức đánh giá được PEFC công nhận tại quốc gia hoặc khu vực hoạt động

– Ký kết hợp đồng chứng nhận

Bước 3: Đánh giá sơ bộ (nếu cần)

– Có thể thực hiện đánh giá sơ bộ (pre-audit) để kiểm tra mức độ sẵn sàng

– Giúp doanh nghiệp khắc phục điểm yếu trước khi đánh giá chính thức

Bước 4: Đánh giá chính thức tại chỗ

– Đánh giá tài liệu: quy trình, hồ sơ, hệ thống quản lý

– Kiểm tra hiện trường:

    + SFM: Kiểm tra khu rừng, sinh thái, môi trường, quyền cộng đồng

    + CoC: Kiểm tra quy trình sản xuất, lưu kho, ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc

– Phỏng vấn nhân viên liên quan

Bước 5:  Báo cáo đánh giá và khắc phục điểm không phù hợp

– CB lập báo cáo đánh giá

– Nếu có “minor/major non-conformities”, doanh nghiệp cần có kế hoạch hành động khắc phục

– Gửi bằng chứng thực hiện khắc phục cho tổ chức chứng nhận

Bước 6: Cấp chứng nhận PEFC

– Nếu đơn vị đáp ứng đầy đủ yêu cầu, CB sẽ cấp chứng nhận:

   + Thời hạn thông thường: 5 năm

   + Được công nhận toàn cầu

Bước 7: Giám sát hàng năm và tái chứng nhận

– Hàng năm, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá giám sát

– Sau 5 năm, cần thực hiện đánh giá tái chứng nhận nếu muốn duy trì hiệu lực chứng chỉ

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962 18 9966