Đánh Giá Chứng Nhận C-TPAT
CHỨNG NHẬN C-TPAT LÀ GÌ ?
Chứng nhận C-TPAT (C-TPAT certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận C-TPAT (CBs) có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn CTPAT. Chứng chỉ CTPAT được cấp sau khi Doanh nghiệp đáp ứng sự phù hợp của tiêu chuẩn.
Chứng chỉ C-TPAT hay Giấy chứng nhận C-TPAT (C-TPAT certificate) được cấp sau khi Doanh nghiệp chứng minh được sự tuân thủ với các yêu cầu của tiêu chuẩn C-TPAT.
ĐỐI TƯỢNG CỦA CHỨNG NHẬN C-TPAT
Chương trình Đối tác Hải quan – Thương mại chống khủng bố (C-TPAT) là một sáng kiến quan trọng do Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) chủ trì, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý biên giới nhằm đối phó với nguy cơ khủng bố và đảm bảo an toàn chuỗi cung ứng Quốc tế. Tiêu chuẩn CT-PAT tập trung vào việc nâng cao khả năng kiểm soát và bảo vệ khỏi các mối đe dọa khủng bố liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế.
Chương trình này áp dụng đa dạng cho nhiều đối tượng liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động thương mại. Dưới đây là danh sách những đối tượng mà tiêu chuẩn C-TPAT hướng tới:
– Nhà cung cấp phụ tùng và nguyên vật liệu
– Nhà sản xuất
– Nhà cung cấp sản phẩm
– Nhà thầu
– Nhà vận chuyển
– Hãng vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không)
– Nhà nhập khẩu
– Nhà môi giới hải quan được cấp phép
– Các đơn vị gom hàng
DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ ĐỀ XIN CẤP CHỨNG NHẬN C-TPAT
Một số hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp Giấy chứng nhận C-TPAT bao gồm
– Một số hồ sơ pháp lý
– Giấy phép đăng ký kinh doanh
– Giấy phép con (Đối với các ngành nghề có điều kiện quy định tại Luật đầu tư 2014 và Luật đầu tư 2017)
– Hồ sơ chứng minh phạm vi doanh nghiệp đăng ký chứng nhận
– Một số hồ sơ quy trình C-TPAT
– Chính sách an ninh
– Các quy trình/biểu mẫu áp dụng tại các phòng ban
– Hồ sơ vận chuyển
– Hồ sơ xuất nhập khẩu
– Hồ sơ bảo vệ
– Hồ sơ đánh giá nội bộ…
Thông thường về hồ sơ quy trình C-TPAT, Doanh nghiệp có thể tự xây dựng hoặc thuê một đơn vị tư vấn C-TPAT để hỗ trợ xây dựng.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỞ HỮU CHỨNG CHỈ C-TPAT LÀ GÌ?
Lợi ích với Doanh nghiệp
Việc sở hữu giấy chứng nhận C-TPAT giúp các Doanh nghiệp:
– Tuân thủ pháp luật quốc gia và Quốc tế về An ninh chuỗi cung ứng
– Xác định các lỗ hổng an ninh nội bộ
– Có biện pháp kịp thời để khắc phục
– Thảm thiểu rủi ro đối với chuỗi cung ứng
– Giảm thời gian chờ đợi tại cửa khẩu hải quan
– Ngăn ngừa thất thoát hàng hóa, lừa đảo, buôn lậu, hàng giả
– Tránh gây thiệt hại về kinh tế
– Nâng cao danh tiếng thương hiệu
– Cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ
– Gia tăng lợi nhuận
– Xóa bỏ rào cản xuất khẩu hàng hóa sang các khu vực như: Châu Âu, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
– Được quyền truy cập vào Cổng thông tin C-TPAT và thư viện tài liệu đào tạo
– Đủ tư cách tham gia vào Chương trình tự đánh giá nhà nhập khẩu (ISA)
Lợi ích với Khách hàng
Sử dụng dịch vụ và lựa chọn sản phẩm của những công ty có chứng nhận C-TPAT tức là Khách hàng đang:
– Ủng hộ các doanh nghiệp có ý thức tuân thủ các quy định về An ninh chuỗi cung ứng
– Thúc đấy các hoạt động phân phối hàng hóa an toàn
– Góp phần ngăn chặn các hoạt động khủng bố, buôn lậu
– Khuyến khích chống hàng giả, hàng nhái trên thị trường
– Đóng góp vào sự phát triển bền vững của nhân loại
Hướng dẫn thủ tục chứng nhận C-TPAT
Bước 1: Tiến hành và lập đầy đủ hồ sơ đánh giá rủi ro bảo mật
Doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu bảo mật của tiêu chuẩn
Bước 2: Nộp đơn đăng ký cơ bản qua hệ thống Cổng thông tin C-TPAT
Bước 3: Hoàn thành hồ sơ bảo mật chuỗi cung ứng
Hồ sơ giải thích rõ cách công ty đáp ứng các tiêu chí bảo mật tối thiểu của C-TPAT. Sau khi hoàn thành thành công hồ sơ đăng ký và bảo mật chuỗi cung ứng, CBP sẽ xem xét các tài liệu đã nộp.
Bước 4: Xem xét và cấp chứng nhận C-TPAT
Chương trình CBP C-TPAT sau đó sẽ có tối đa 90 ngày để chứng nhận doanh nghiệp tham gia chương trình hoặc từ chối đơn đăng ký. Nếu được chứng nhận, công ty sẽ được xác nhận trong vòng ba năm sau khi chứng nhận.
Thực hành tiêu chuẩn C-TPAT tại doanh nghiệp
Yêu cầu đối tác kinh doanh:
– Các thủ tục an ninh: Có các tài liệu cho biết thương hiệu đã được chứng nhận C-TPAT hay chưa. Những đối tác không đủ điều kiện đánh giá C-TPAT phải được xác minh tuân thủ các tiêu chí an ninh C-TPAT của nhà sản xuất nước ngoài.
– Điểm xuất xứ: Các quá trình và quy trình của lô hàng tại điểm xuất xứ, lắp ráp, sản xuất phải phù hợp với tiêu chí an ninh
– Cho biết tình trạng chứng nhận trong chương trình an ninh chuỗi cung ứng do Cục hải quan nước ngoài quản lý
An ninh Container và Trailer:
– Kiểm tra Container: Vách phía trước, bên trái – phải, sàn, trần/nóc, cửa bên trong/ngoài, bên ngoài/ khung để Container.
– Kiểm tra Trailer: Khu vực bánh xe thứ 5 – kiểm tra ngăn/tấm trượt tự nhiên, bên ngoài phía trước/hai bên, phía sau –cản/cửa, vách phía trước, bên trái –phải, trần, bên trong, ngoài cửa, bên ngoài khung để.
– Niêm chì Container và Trailer: phải đáp ứng hoặc vượt tiêu chuẩn PAS ISO 17712 đối với niêm chỉ an ninh cao.- Lưu giữ Container và Trailer: tại khu vực an toàn để ngăn chặn sự xâm nhập hoặc các hành động trái phép.
Kiểm soát truy cập vật lý:
– Nhân viên: Có hệ thống nhận dạng nhân viên, xác định khu vực mà nhân viên được truy cập, Quy trình cấp phát thu hồi và thay đổi thiết bị truy cập phải được tài liệu hóa;
– Khách thăm: Phải xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh, phải được hộ tống và hiển thị nhận dạng tạm thời rõ ràng;
– Giao hàng (bao gồm thư tín): Phải xuất trình ID phù hợp của nhà cung cấp hoặc giấy tờ, tài liệu nhận dạng có ảnh; Bưu phẩm và thư tín phải được sàng lọc định kỳ trước khi phân phát.
– Kiểm soát và loại bỏ những đối tượng không được phép ra vào.
An ninh nhân sự:
– Trước khi tuyển dụng: Xác minh sơ yếu lý lịch, lịch sử làm việc của nhân sự;
– Sau khi nhân sự được tuyển dụng: Nếu có nguyên nhân hoặc độ nhạy cảm của vị trí làm việc cao thì doanh nghiệp kiểm tra định kỳ và điều tra lại lý lịch khi cần thiết;
– Khi nhân sự nghỉ việc: Phải có quy trình xóa nhận dạng, phương tiện và quyền truy cập hệ thống.
An ninh thủ tục:
– Xử lý tài liệu: Bảo mật và chuẩn bị đầy đủ, chính xác các thông tin sử dụng trong việc thông quan hàng hóa;
– Thủ tục lược khai hàng hóa;
– Giao hàng và nhận hàng,
An ninh vật lý: Các yêu cầu về hàng rào, quản lý và giám sát cổng và cửa của các tòa nhà, không đỗ xe trong hoặc liền kề với khu vực xử lý và lưu trữ hàng hóa; cấu trúc tòa nhà, kiểm soát thiết bị khóa, cung cấp ánh sáng, lắp đặt hệ thống báo động.
An ninh công nghệ thông tin: Sử dụng mật khẩu riêng và thay đổi mật khẩu định kỳ với các tài khoản được chỉ định; có hệ thống để xác định truy cập giả mạo; Đào tạo an ninh nhận thức cho nhân viên.