Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

ISO 9001: 2015 là chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công… Phiên bản ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất được Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành.

Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 là chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế nêu ra các yếu tố có tính bao quát đầy đủ đối với hệ thống quản lý chất lượng. Có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ ký kết hợp đồng.

Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 9001?

ISO 9001 được biết đến như là tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987. Nó quy định các yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Các tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn BS 5750 của Anh. 

ISO 9001 là một tiêu chuẩn chung cho các tổ chức hoạt động trên toàn thế giới. Đồng thời, nó cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận ISO 9001 hệ thống quản lý chất lượng của một doanh nghiệp, mang lại lợi thế to lớn khi giao dịch với các nhà cung cấp trên toàn thế giới. Vì tiêu chuẩn giống nhau ở mọi quốc gia, chứng nhận ISO 9001 cho thấy Hệ thống quản lý chất lượng của công ty tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001.

ISO đã công bố phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn vào năm 1987 và sau đó họ đã xuất bản phiên bản cập nhật của ISO 9001 vào năm 1994. ISO đã cập nhật lại tiêu chuẩn vào năm 2000, 2008 và lên phiên bản hiện tại vào năm 2015. Phiên bản này đã đưa ra một khái niệm mới về tiêu chuẩn và Hệ thống quản lý chất lượng và thay thế hành động bằng tư duy dựa trên rủi ro.

Tính chất của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015

– Mục đích: Để cung cấp một cơ sở công bằng cho việc đánh giá năng lực của các tổ chức trong việc đáp ứng/ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và luật định thích hợp.

– Nội dung: Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn đánh giá có tính quy tắc được sử dụng để có được một sự đảm bảo về chất lượng.

– Phạm vi: Xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng. Mục đích của tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho phép tổ chức thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

– Đối tượng áp dụng chứng nhận ISO 9001: Tiêu chuẩn ISO 9001 được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động.

Chứng nhận ISO 9001: 2015 mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp

 

– Giúp doanh nghiệp củng cố và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng và đối tác.

Giữa một doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ISO 9001 với một doanh nghiệp chưa được cấp thì khách hàng và đối tác có xu hướng lựa chọn đơn vị đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001. Vì trong tiềm thức của họ, đây là một đơn vị có phong cách làm việc chuyên nghiệp, đồng thời những sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp ra thị trường đều có chất lượng tốt.

– Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả hơn.

Khi áp dụng ISO 9001: 2015 vào doanh nghiệp, Ban Giám đốc sẽ được “rảnh tay” một phần trong công tác quản lý bởi mọi thứ đã được vận hành theo một quy trình khoa học và hiệu quả. Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp từ đó sẽ có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu về thị trường, xây dựng các mối quan hệ trong kinh doanh với các doanh nhân khác trong cộng đồng.

– Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí và cải tiến liên tục.

Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 cho các tổ chức, doanh nghiệp thúc đẩy người lao động không ngừng nỗ lực làm việc và cải thiện hiệu quả công việc để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

– Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất.

Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 giúp doanh nghiệp được kiểm soát và quản lý chặt chẽ chất lượng của sản phẩm đồng thời năng lực của nhân viên đồng đều và không ngừng được nâng lên, do đó chất lượng sản phẩm và năng suất ngày một được nâng lên.

– Giảm phế phẩm, giảm chi phí và giá thành sản phẩm.

Việc ban hành những quy trình hướng dẫn công việc khiến cho tất cả các nhân viên có liên quan đều phải đọc và làm theo những quy trình, hướng dẫn công việc đó, đặc biệt là trong công việc có độ phức tạp cao và đòi hỏi sự kết hợp làm việc của các phòng/ban với nhau. Kết quả là, các công việc sẽ có tính chuẩn hóa cao và tránh được những sai sót chủ quan lẫn khách quan.

– Thỏa mãn nhu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng.

Chứng nhận ISO 9001:2015 được công nhận trên quốc tế – Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thỏa mãn yêu cầu đến từ khách hàng quốc tế. Các tổ chức và doanh nghiệp đã áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 có xu hướng giải quyết công việc một cách trơn tru và ít lỗi phát sinh hơn so với các doanh nghiệp chưa áp dụng ISO 9001.

– Xây dựng thương hiệu bền vững nhờ đáp ứng được yêu cầu của ngành và nhà nước về quản lý chất lượng.

Áp dụng chứng nhận ISO 9001 giúp khách hàng và đối tác tin tưởng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hơn.

– Tăng cơ hội quảng cáo, quảng bá sản phẩm và doanh nghiệp.

Chứng nhận ISO 9001 được nhắc đến trong các quảng cáo, dễ dàng hơn khi chào hàng với những khách hàng lớn vì những khách hàng này thường có xu hướng muốn làm việc với những nhà cung cấp đã áp dụng và được chứng nhận ISO 9001. Có cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài vì hầu hết mọi công ty châu Âu và châu Mỹ đều chỉ mua hàng của các nhà cung cấp đã được chứng nhận ISO 9001.

Quy trình đánh giá chứng nhận ISO 9001: 2015

Quy trình đánh giá chứng nhận của UNVC giúp khách hàng thuận tiện hơn trong các bước thực hiện chứng nhận hệ thống quản lý:

 Bước 1: Thu thập thông tin (xác định phạm vi chứng nhận);

– Bước 2: Đánh giá thử (nếu cần): Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn;

– Bước 3: Đánh giá chính thức (02 giai đoạn):

  • Giai đoạn 1: Đánh giá tài liệu, hồ sơ và/hoặc tại hiện trường để xác định sự sẵn sàng của hệ thống;
  • Giai đoạn 2: Đánh giá tại hiện trường toàn bộ các yếu tố theo yêu cầu của tiêu chuẩn.

– Bước 4: Xử lý hành động khắc phục (nếu có), cấp giấy chứng nhận có giá trị 03 năm trên cơ sở được giám sát hàng năm;

– Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;

– Bước 6: Đánh giá tái chứng nhận sau 03 năm để xác nhận sự phù hợp và hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962 18 9966