Chứng nhận ISO/IEC 27001: 2022 – HTQL AN NINH THÔNG TIN

ISO/IEC 27001 là gì ?

ISO /IEC 27001 là tiêu chuẩn quốc tế được tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) và uỷ ban kỹ thuật Điện quốc tế (IEC) ban hành về bảo mật thông tin và đưa ra các đặc điểm kỹ thuật cho một hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS). Phiên  bản mới nhất của ISO/IEC 27001 là phiên bản ISO/IEC 27001: 2022 về nội dung yêu cầu cho Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) để cung cấp đảm bảo sự bảo mật liên tục, tính toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin cũng như tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Đối tượng của ISO/IEC 27001

– Chứng nhận ISO/IEC 27001 phù hợp với mọi tổ chức, lớn hoặc nhỏ và trong lĩnh vực đặc thù hệ thống thông tin.

– Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 phù hợp khi việc bảo vệ thông tin là quan trọng, ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, y tế, công cộng , CNTT.

– Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 cũng có thể áp dụng cho các tổ chức quản lý khối lượng lớn dữ liệu hoặc thông tin thay mặt cho các tổ chức khác như trung tâm dữ liệu và các công ty gia công phần mềm CNTT, tổ chức liên quan về quản trị thông tin.

Quy trình chứng nhận ISO/IEC 27001

Bước 1: Phân tích và đánh giá rủi ro

Đây là bước đầu tiên, tổ chức phải phân tích và đánh giá các rủi ro liên quan đến thông tin và bảo mật thông tin của họ. Điều này bao gồm xác định các mối đe dọa tiềm ẩn, điểm yếu và tổng hợp các rủi ro có thể ảnh hưởng đến bảo mật thông tin.

Bước 2: Xây dựng chính sách và và hệ thống quản lý bảo mật thông tin

Tổ chức phải phát triển và triển khai chính sách và thủ tục bảo mật thông tin theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 27001. Điều này bao gồm việc thiết lập các nguyên tắc bảo mật, quy trình kiểm soát truy cập, quản lý mã hóa, quản lý khẩn cấp và nhiều yếu tố khác.

Bước 3: Thực hiện và kiểm tra, đánh giá hiệu quả biện pháp kiểm soát

Tổ chức cần thực hiện, triển khai các biện pháp kiểm soát và đảm bảo rằng chúng hoạt động hiệu quả. Sau đó, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó.

Bước 4:  Đào tạo và nhận thức cơ bản về ISO 27001

Nhân viên cần được đào tạo về chính sách và thủ tục bảo mật thông tin, và phải có kiến thức và nhận thức về vai trò và trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ thông tin.

Bước 5: Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thông tin theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 27001:2022

Kiểm tra và đánh giá: Tổ chức phải kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đã triển khai và xác định bất kỳ điểm yếu hoặc điểm cần cải thiện nào trong hệ thống.

Đánh giá rủi ro lại: Tổ chức cần duyệt và khắc phục sự không phù hợp dựa trên kết quả của việc kiểm tra và đánh giá. Đánh giá rủi ro cần được thực hiện lại định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp của các biện pháp kiểm soát.

Bước 6: Đăng ký cấp chứng nhận ISO 27001:2022

Doanh nghiệp chọn một tổ chức được phép đăng ký cấp chứng nhận để kiểm tra và đánh giá hoạt động của hệ thống bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27001. 

Nếu hệ thống bảo mật thông tin đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ISO 27001, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 27001 cho doanh nghiệp.

Bước 7: Duy trì và cải tiến hệ thống

Sau khi nhận được chứng nhận ISO 27001, tổ chức phải duy trì và liên tục cải tiến hệ thống bảo mật thông tin để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp trong suốt thời gian chứng nhận.

Lợi ích của ISO/IEC 27001 về quản lý an ninh thông tin

 

– Xác định rủi ro và thiết lập kiểm soát trong doanh nghiệp để quản lý rủi ro và loại bỏ rủi ro.

– Lưu trữ, khai thác thông tin một cách hiệu quả và chính xác

– Tăng cường khả năng quản lý linh động cho doanh nghiệp

– Có được niềm tin của bên liên quan và khách hàng về việc dữ liệu của họ được bảo mật

– Chứng minh sự tuân thủ và có được sự ưu ái của nhà cung cấp

– Đáp ứng nhiều hơn kỳ vọng đấu thầu bằng việc chứng minh việc tuân thủ

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962 18 9966