Chứng nhận ISO 50001: 2018 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

Chứng Nhận ISO 50001 Là Gì? 

Chứng nhận ISO 50001 là tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng Hệ thống quản lý năng lượng nhằm giúp các tổ chức cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Ngày nay việc áp dụng các biện pháp cắt giảm và sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả là hướng đi đúng đắn và bền vững cho các doanh nghiệp. Về lâu dài việc tiết kiệm năng lượng và sử dụng hợp lý sẽ mang lại nguồn lợi khổng lồ cho doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều tổ chức hiện nay có áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 50001 – Hệ thống quản lý năng lượng bền vững.

ISO 50001 cung cấp một khuôn khổ các yêu cầu để tổ chức: Xây dựng, phát triển chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả; Xác định các mục tiêu; Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định về việc sử dụng năng lượng; Đo lường kết quản; Xem lại chính sách hoạt động tốt như thế nào và liên tục cải tiến quản lý năng lượng.

Việc quản lý năng lượng của từng doanh nghiệp hay tổ chức rất khác nhau do đó không thể hoàn toàn áp dụng cách làm của nơi này vào nơi khác. Dịch vụ đào tạo, chứng nhận ISO 50001 của UNVC Group sẽ giúp các doanh nghiệp có thể thiết kế và xây dựng hệ thống quản lý năng lượng đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng mà doanh nghiệp đề ra.

Lịch sử phát triển ISO 50001

Dưới đề xuất của Các tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) nhằm đưa ra những biện pháp với thách thức biến đổi khí hậu, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã cho ra đời ISO 50001 như một tiêu chuẩn tự nguyện để thiết kế, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý năng lượng. Tiểu ban ISO / PC 242 với sự lãnh đạo của ANSI (Hoa Kỳ) và ABNT (Brazil) cùng với thành viên Trung Quốc và Anh tham gia vào dự án xây dựng tiêu chuẩn. Sau quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện tiêu chuẩn bước đầu. Ủy ban kỹ thuật ISO đã công bố ISO 50001 đầu tiên vào ngày 17/06/2011. Hiện ISO 50001:2018 được ban hành vào ngày 21/08/2018 chính là phiên bản mới nhất và là phiên bản thay thế, phát triển từ ISO 50001:2011.

Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 50001

  • ISO 50001:2018 – Hệ thống quản lý năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Energy management systems – Requirements with guidance for use).
  • ISO 50002:2014 – Kiểm toán năng lượng – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng (Energy audits – Requirements with guidance for use).
  • ISO 50003:2014 – Hệ thống quản lý năng lượng – Yêu cầu đối với các cơ quan cung cấp kiểm toán và chứng nhận hệ thống quản lý năng lượng (Energy management systems – Requirements for bodies providing audit and certification of energy management systems).

Hệ thống quản lý năng lượng

Hệ thống quản lý năng lượng (EnMS- energy management system) là một khuôn khổ để thực hiện các chiến lược quản lý và kỹ thuật giúp cắt giảm lượng lớn những chi phí năng lượng và phát thải khí nhà kính theo thời gian.

Hệ thống quản lý này bao gồm những thành phần sau:

– Tạo ra chính sách năng lượng;

– Các mục tiêu để việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn;

– Tiến trình theo ngày để đạt được mục tiêu;

– Kế hoạch hành động chỉ rõ chính xác cách thức đạt được các mục  tiêu của tổ chức áp dụng

Đối tượng cần áp dụng ISO 50001

Giống với các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001, ISO 14001,… thì ISO 50001 cũng được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, lĩnh vực. ISO 50001 sẽ được áp dụng một cách tự nguyện bởi tổ chức do nhu cầu của họ và đáp ứng tốt hơn các quy định của pháp luật liên quan. Do đó, mọi tổ chức đều có thể áp dụng ISO 50001 và xây dựng hệ thống quản lý năng lượng lý tưởng phù hợp với loại hình, năng lực của tổ chức.

Chu trình PDCA trong hệ thống quản lý ISO 50001

Chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) được sử dụng như một khung cơ bản khi áp dụng ISO 50001. Cụ thể:

– Trong giai đoạn lập kế hoạch (Plan), tổ chức đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể, sử dụng các phép đo hiệu suất năng lượng hiện tại để thiết lập đường cơ sở;

– Trong giai đoạn thực hiện (Do), tổ chức tiến hành các hoạt động nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng;

– Trong giai đoạn kiểm tra (Check), tổ chức đo lường và đánh giá hiệu suất năng lượng của họ và so sánh với đường cơ sở năng lượng (EnB);

– Trong giai đoạn hành động (Act), tổ chức phải quyết định những thay đổi nào cần được thực hiện sau đó để hiệu suất năng lượng được cải thiện tốt nhất.

Chu kỳ nay là chu kỳ liên tục lặp lại với một giai đoạn lập kế hoạch (Plan) mới, và bắt đầu một chu trình PDCA mới. Theo đó, doanh nghiệp có thể cải tiến hệ thống quản lý năng lượng một cách liên tục, từ đó sử dụng tốt hơn các tài sản tiêu thụ năng lượng, phát triển được phương pháp quản lý năng lượng tốt nhất và những công nghệ tiết kiệm năng lượng mới nhất.

Lợi ích khi quản lý năng lượng theo ISO 50001

Đối với môi trường, xã hội, cộng đồng:

– Giúp giảm tiêu thụ năng lượng, biến đổi môi trường và bảo vệ môi trường tự nhiên;

– Giảm thiểu quá trình gây ô nhiễm môi trường bởi việc sử dụng năng lượng thiếu khoa học;

– Góp phần giúp bảo toàn năng lượng không bị thiếu hụt và xây dựng một cộng đồng có đầy đủ năng lượng để sinh hoạt, làm việc;

– Thúc đẩy các thực hành tốt trong quản lý năng lượng và nhân rộng những hành động quản lý năng lượng tốt;

– Hỗ trợ trong việc đánh giá và xếp hạng ưu tiên trong việc ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng mới.

Đối với tổ chức áp dụng:

– Giảm tiêu thụ năng lượng từ đó cắt giảm, tiết kiệm chi phí;

– Cải tiến kết quả thực hiện năng lượng

– Hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo trì các thiết bị, tài sản tiêu thụ năng lượng.

– Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001:2018 có thể dễ dàng tương tích với các hệ thống quản lý khác như quản lý chất lượng, môi trường (ISO 9001, ISO 14001, ….) và việc tích hợp các hệ thống quản lý này sẽ mang lại lợi ích và hiệu quả cao nhất cho Doanh nghiệp.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 50001

  1. Xác nhận thông tin khách hàng: địa điểm, quy mô, phạm vi chứng nhận.
  2. Đánh giá điều kiện (có thể thực hiện tại cơ sở khách hàng).
  3. Tiến hành khóa đào tạo nhận thức tiêu chuẩn ISO 50001
  4. Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản quy trình, hướng dẫn thực hiện ISO 50001: 2018.
  5. Hướng dẫn thực hiện áp dụng hệ thống quy trình và cách thức duy trì văn bản hồ sơ kết quả thực hiện.
  6. Hướng dẫn đánh giá nội bộ hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001, cách thức lập báo cáo đánh giá.
  7. Hướng dẫn biện pháp hành động khắc phục, phòng ngừa và giải quyết rủi ro.
  8. Hướng dẫn hoàn thiện hệ thống văn bản chuẩn bị cho hoạt động đánh giá chứng nhận.
  9. Đánh giá chứng nhận, hành động khắc phục sau chứng nhận và nhận giấy chứng nhận ISO 50001: 2018.

Lợi Ích Khi Có Chứng Nhận ISO 50001 – Vượt Trội, Đột Phá, An Toàn

– Có thể sử dụng như một công cụ chủ chốt để nâng cao hiệu quả năng lượng của doanh nghiệp.

– Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và giảm khí nhà kính.

– Nâng cao hiệu suất năng lượng thông qua quản lý năng lượng.

– Thúc đẩy cải tiến kinh doanh bằng việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tránh gây lãng phí, loại trừ biến động.

– Giảm phát thải khí nhà kính mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành.

– Cân nhắc tiêu thụ năng lượng trong quá trình ra quyết định cho việc thiết kế và mua sắm các thiết bị, nguyên vật liệu hoặc dịch vụ. 

– Mở rộng cơ hội kinh doanh với sự tự tin và nâng cao hình ảnh của công ty từ các bên liên quan. 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962 18 9966