Chứng nhận ISO 27001

Hiện nay doanh nghiệp luôn có nhu cầu bảo mật cũng như nâng cao tính riêng tư đối với những thông tin tại tổ chức. Theo đó việc xây dựng, áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thông tin hiệu quả nhằm kiểm soát những rủi ro an ninh thông tin là vô cùng cần thiết và quan trọng. ISO 27001 ra đời dã tạo ra một khuôn khổ cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả công tác quản lý an toàn thông tin. Dưới đây là các nội dung doanh nghiệp cần nắm rõ để có thể thực hiện chứng nhận ISO 27001 cũng như quản lý an toàn thông tin tối ưu nhất.

Tiêu chuẩn ISO 27000 là gì ?

ISO 27001:2013 là tiêu chuẩn quốc tế được ban hành bởi tổ chức ISO bao hàm các quy định, nội dung về yêu cầu cho Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) để cung cấp sự bảo mật liên tục, tính toàn vẹn và tính sẵn có của thông tin cũng như tuân thủ các quy định pháp luật.

ISO 27001 đã thể hiện cách tiếp cận dựa trên quy trình để triển khai, thực hiện, vận hành và duy trì ISMS của tổ chức. Mọi doanh nghiệp không phân biệt lĩnh vực hoạt động, quy mô, ngành nghề đều có thể áp dụng ISO 27001.

Tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022

Công nghệ đã nhanh chóng thay đổi cách mọi người làm việc trong 20 năm qua. Trước đây, chưa đến 7% thế giới sử dụng trực tuyến, mạng xã hội còn chưa trở thành chủ đề nóng và ISO/IEC 27001 thậm chí còn chưa tồn tại. Ấn bản đầu tiên của tiêu chuẩn bảo mật thông tin ISO/IEC 27001 được quốc tế công nhận đã được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2005. Đến năm 2013, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO/IEC) mới xem xét bộ kiểm soát và ban hành bản sửa đổi thứ hai. Hiện tại tiêu chuẩn này đã có bản sửa đổi thứ ba là ISO/IEC 27001:2022 được ban hành vào ngày 25/10/2022.

Một số nguyên tắc quan trọng của ISO 27001:2022

Nguyên tắc lãnh đạo cam kết: Lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải cam kết và thể hiện sự định rõ về việc bảo vệ thông tin và hỗ trợ cho việc triển khai hệ thống quản lý an ninh thông tin.

Nguyên tắc quản lý rủi ro: Tổ chức phải đánh giá và xác định các rủi ro an ninh thông tin liên quan đến thông tin và hệ thống. Sau đó, cần triển khai các biện pháp bảo mật để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro này.

Nguyên tắc giao tiếp và nhận thức: Tổ chức cần đảm bảo rằng nhân viên và các bên liên quan có đầy đủ nhận thức về chính sách an ninh thông tin và các yêu cầu bảo mật tương ứng. Giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là rất quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết và tuân thủ.

Nguyên tắc phân công trách nhiệm: Tổ chức cần phân công rõ ràng và xác định trách nhiệm rõ ràng cho việc bảo vệ thông tin. Mỗi người phải biết rõ vai trò và nhiệm vụ của mình để thực hiện các biện pháp bảo mật.

Nguyên tắc liên tục cải thiện: Tổ chức cần tiến hành đánh giá liên tục và cải tiến hệ thống quản lý an ninh thông tin. Điều này liên quan đến việc kiểm tra hiệu quả của các biện pháp bảo mật, đo lường và đánh giá hiệu suất, và đưa ra các biện pháp cải thiện để đảm bảo sự liên tục và nâng cao cấp độ bảo mật thông tin.

THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO

Thủ tục đánh giá chứng nhận ISO bao gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 27001

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận ISO 27001 của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận trong đó có kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận

Bước 2: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống quản lý đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn ISO hay chưa. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách lỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO

Ngoài hoạt động đánh giá hiện trường, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn ISO được áp dụng một cách hợp chuẩn. Tổ chức chứng nhận có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu khi cần thiết

CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRONG NGÀY ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO?

  1. Chuẩn bị về thời gian

Tổ chức chứng nhận sẽ gửi thông báo về lịch đánh giá chứng nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo tiến trình chứng nhận diễn ra theo đúng kế hoạch.

  1. Chuẩn bị về nhân sự

Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận ISO. Câu trả lời của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO hay không. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

  1. Chuẩn bị thông tin dạng văn bản

Mặc dù không có quy định cụ thể danh mục tài liệu ISO cần phải có chi tiết như nào nhưng doanh nghiệp cần phải xác định rõ những tài liệu nào là cần thiết và bắt buộc phải đáp ứng.

  1. Chuẩn bị cơ sở vật chất

Ngoài việc thẩm duyệt hệ thống tài liệu ISO, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận còn thực hiện kiểm tra hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục hết những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 27001:2022

Giúp nhận diện và bảo vệ thông tin quan trọng của tổ chức, bao gồm thông tin khách hàng, dữ liệu nhân viên, bí mật thương mại và thông tin chiến lược. Tiêu chuẩn này giúp tổ chức xác định các rủi ro an ninh thông tin và đề xuất, xây dựng triển khai các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro phát sinh. Là minh chứng rằng tổ chức tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến an ninh thông tin và một số Tiêu chuẩn quốc tế khác: GDPR (Nghị định bảo vệ dữ liệu chung châu Âu), CCPA (California Consumer Privacy Act),….

Chứng nhận ISO/IEC 27001 cho thấy tổ chức quan tâm đến bảo vệ thông tin và dữ liệu của khách hàng, từ đó tăng cường niềm tin và lòng tin cậy của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn trong việc tham gia các dự án của đối tác, là cơ hội chiếm lĩnh thị trường và thu hút khách hàng như tổ chức chính phủ, tổ chức tài chính và lĩnh vực nhạy cảm khác. Cải thiện quản lý rủi ro: Vì một trong những nội dung quan trọng của Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức xác định, đánh giá và quản lý rủi ro liên quan đến an ninh thông tin, trên cơ sở đó thay đổi và cải thiện quy trình và hệ thống của doanh nghiệp để giải quyết khắc phục các vấn đề phát sinh hiệu quả, nhanh chóng.

Bảo mật thông tin là nhu cầu của mọi tổ chức doanh nghiệp, vì vậy ISO/IEC 27001:2022 có thể được áp dụng cho đa dạng đối tượng: Từ các doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn, các loại hình hoạt động; các tổ chức chính phủ và cơ quan c khác như bưu điện, quân đội, cơ quan truyền thông, cấp dưỡng, y tế; các tổ chức mà thông tin là quan trọng và được bảo mật như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính, tổ chức y tế, công ty dược phẩm, công ty sản xuất; Tổ chức phi lợi nhuận như tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội, tổ chức giáo dục và đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, dịch vụ đám mây, công ty phần mềm, nhà cung cấp dịch vụ mạng,…

Tuy vậy ISO/IEC 27001 là một Tiêu chuẩn đặc thù cần có sự cam kết đầu tư thời gian, chi phí, nhân lực,…Các doanh nghiệp được khuyến khích tìm kiếm sự hướng dẫn của tổ chức chứng nhận uy tín được chỉ định chứng nhận ISO 27001:2022 để mang lại hiệu quả toàn diện phù hợp nội dung Tiêu chuẩn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962 18 9966