Chứng nhận ISO 22000: 2018 – HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM

Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Chứng nhận ISO 22000:2018 là chứng nhận đánh giá một doanh nghiệp/tổ chức áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với các theo các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 22000:2018 (phiên bản mới nhất). Nếu hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức/doanh nghiệp đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 22000:2018.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được định nghĩa là một hệ thống quản lý bao gồm các quy trình, thủ tục và yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000.

Mục đích của việc áp dụng ISO 22000 là giúp doanh nghiệp có thể đạt được các chính sách cùng mục tiêu đã đề ra về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nói cách khác, áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được coi là một chiến lược mang tính định hướng và giúp điều phối hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp theo đúng hướng. Đảm bảo thực phẩm an toàn và chất lượng từ nông trại tới bàn ăn và đáp ứng được các yêu cầu từ khách hàng.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

 Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể được áp dụng ở mọi doanh nghiệp/tổ chức nào tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm. Dù là trực tiếp hay gián tiếp. Bao gồm:

– Những nông trại, ngư trường hoặc trang trại sữa.

– Những đơn vị chuyên chế biến các thực phẩm như thịt, cá và thức ăn chăn nuôi.

– Những nhà sản xuất ngũ cốc, bánh mì, đồ uống, thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh.

– Những đơn vị cung cấp dịch vụ về thực phẩm, điển hình như nhà hàng, cửa hành đồ ăn nhanh, khách sạn, bệnh viện và những cửa hàng bán thực phẩm lưu động.

– Những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ và phân phối, vận chuyển thực phẩm.

– Những cơ sở cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, chất phụ gia, nguyên vật liệu trong chế biến thực phẩm.

– Những cơ sở cung cấp dịch vụ dọn dẹp, vệ sinh và đóng gói thực phẩm.

Nói cách khác, mọi yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn 22000:2018 có thể được áp dụng cho bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào tiếp xúc với thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Một doanh nghiệp, cơ sở thực phẩm khi áp dụng hệ thống ISO 22000 về an toàn thực phẩm sẽ được khách hàng, đối tác nhìn nhận rằng doanh nghiệp, cơ sở thực phẩm của mình có khả năng quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế. Đây cũng là cách doanh nghiệp có thể tạo lợi thế cạnh tranh và dễ dàng được chấp nhận hơn khi muốn thực hiện thương mại quốc tế, đặc biệt là khi muốn tiếp cận các thị trường khó tính. Không dừng lại ở đó, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 đem lại vô vàn các lợi ích như: 

– Tiêu chuẩn hóa tất cả các hoạt động từ quản lý tới sản xuất hay kinh doanh của doanh nghiệp.

– Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác về quản lý an toàn thực phẩm như GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS…

– Khi có chứng nhận ISO 22000 có thể thay thế giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

– Giảm thiểu chi phí bán hàng. 

– Giảm thiểu tối đa những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm hoặc các phàn nàn, phản hồi tiêu cực từ khách hàng

– Gia tăng sự uy tín, niềm tin cũng như sự hài lòng cho đối tác và khách hàng.

– Cải thiện hiệu suất của các hoạt động tổng thể trong doanh nghiệp.

– Thuận tiện hơn trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý như ISO 9001, ISO/IEC 17025 hay ISO 14001.

– Nâng cao hoạt động quản lý và truyền thông cho doanh nghiệp.

– Giảm thiểu tối đa các chi phí do phải thu hồi hay hủy bỏ sản phẩm lỗi, hỏng, kém chất lượng. 

– Cải thiện hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu, từ đó tăng sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. 

– Tăng sự tin cậy trong các công bố, phát ngôn của doanh nghiệp với khách hàng và truyền thông.

– Hạn chế tối đa các nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe gây ra bởi thực phẩm.

– Nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc do tối ưu được việc sử dụng các nguồn tài nguyên.

– Giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được các mối nguy liên quan tới an toàn thực phẩm.

– Giúp doanh nghiệp quản lý một cách toàn diện và có hệ thống các chương trình tiên quyết.

– Tạo cơ sở vững chắc, hợp lệ khi đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp. 

– Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch hiệu quả hơn và ít phải xác minh sau quá trình hơn.

– Là cơ sở để phát triển và cải tiến không ngừng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Điều kiện cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

Để có thể đạt tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần phải đáp ứng 3 điều kiện chính sau:

– Điều kiện thứ 1: Doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

– Điều kiện thứ 2: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp cần được đánh giá và chứng nhận bởi Tổ chức chứng nhận.

– Điều kiện thứ 3: Duy trì vận hành hệ thống và hiệu lực của Giấy chứng nhận ISO 22000.

Quy trình chứng nhận ISO 22000 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tại UNVC

Để đạt chứng nhận ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, doanh nghiệp thực hiện 6 bước như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận ISO 22000 tại ISOCERT

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO 22000

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO 22000

Bước 6: Cấp dấu chứng nhận ISO 22000 (Hiệu lực là 3 năm)

Bước 7: Đánh giá và giám sát định kỳ duy trì chứng nhận ISO 22000

Bước 8: Đánh giá chứng nhận lại ISO 22000

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0962 18 9966