Chứng nhận IATF 16949: 2016 – Tiêu Chuẩn Chất Lượng Ngành Ô Tô

TIÊU CHUẨN IATF 16949: 2016

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 (VDA 6.1 – VDA 6.3): là phiên bản đầu tiên về Hệ thống Quản lý Chất lượng ngành Ô tô được phát triển bởi Hiệp Hội Xe Ô tô Thế Giới (IATF – International Automotive Task Force) ban hành vào năm 2016. IATF 16949:2016 được Hiệp Hội Ô tô Thế Giới (IATF) chính thức ban hành vào 01/10/2016 với tên gọi đầy đủ là “Các Yêu Cầu về Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng dành cho Các Tổ Chức Sản Xuất và Dịch vụ liên quan Linh Kiện ngành Ô tô”

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 (VDA 6.1 – VDA 6.3) là tiêu chuẩn thay thế cho tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009, IATF 16949:2016 được biên soạn bởi Hiệp Hội Xe Ô tô Thế Giới IATF (International Automotive Task Force) với sự hỗ trợ của ủy ban TC 176 (Technical Committee 176) của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là một tiêu chuẩn đột phá, định hướng mạnh mẽ vào khách hàng là các hãng sản xuất Ô tô hàng đầu thế giới, trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là sự tập hợp của các yêu cầu cụ thể từ những hãng Xe Ô tô hàng đầu thế giới như là BMW, FCA US LLC (Chrysler Group LLC cũ), FCA Italy SpA, Ford Motor Company, General Motors, PSA Group, Renault Group.

ISO/TS 16949 phiên bản lần đầu tiên được Hiệp Hội Xe Ô Tô Thế Giới (IATF) ban hành vào năm 1999 với mục đích hài hoà các hệ thống đánh giá và chứng nhận khác nhau trên toàn thế giới trong chuỗi cung ứng cho ngành ô tô. Các bản sửa đổi khác đã được ban hành mới là ấn bản lần 2 vào năm 2002 và ấn bản lần thứ 3 năm 2009 để phù hợp với ngành sản xuất phụ trợ cho Ô tô và phù hợp với các bản sửa đổi của tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Từ phiên bản thứ 3, tiêu chuẩn này bỏ chữ ISO, và gọi là tiêu chuẩn IATF 16949:2016.

ĐỐI TƯỢNG CỦA TIÊU CHUẨN IATF 16949:2016

Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng cho các Doanh Nghiệp, Tổ Chức sản xuất và cung cấp linh kiện, chi tiết hoặc vật liệu dùng cho chế tạo lắp ráp ÔTÔ bao gồm cả dịch vụ nhiệt luyện, sơn, mạ hàn xử lý bề mặt, hoặc do khách hàng chỉ định. Về nguyên tắc bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho mọi chi tiết “on car – on road” (lắp trên xe – chạy trên đường)

CHỨNG NHẬN IATF 16949 LÀ GÌ?

Chứng nhận IATF 16949 hay cấp chứng chỉ IATF 16949 (IATF 16949 certification) là hoạt động đánh giá chứng nhận do tổ chức chứng nhận IATF 16949 có thẩm quyền thực hiện. Chứng nhận IATF 16949 nhằm đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng trong ngành sản xuất ô tô của doanh nghiệp.

✅ IATF 16949: 2016 là một tiêu chuẩn độc lập, hoàn toàn phù hợp với cấu trúc và yêu cầu của ISO 9001:2015. Do đó, IATF 16949:2016 không thể được triển khai một mình như một tài liệu độc lập, mà phải được triển khai như một phần bổ sung và kết hợp với ISO 9001: 2015.

✅Khóa đào tạo IATF 16949:2016 và các công cụ cốt lõi 5 Core Tools là: MSA, SPC, FMEA, PPAP, APQP cho các học viên đang làm việc trong các Doanh nghiệp làm về linh kiện ô tô.

✅ Đạt được chứng nhận IATF 16949 thể hiện doanh nghiệp đã có một hệ thống hiệu lực và hiệu quả về quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật đối với đặc thù ngành công nghiệp ô tô đủ để đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý, các khách hàng kinh doanh ngành hàng ô tô và người tiêu dùng.

5 CÔNG CỤ CỦA IATF 16949

Dưới đây là 5 công cụ cốt lõi tuyệt vời của IATF 16949

  • FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.
  • SPC (Statistical Process Control) – công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê”
  • MSA (Measurement System Analysis) – công cụ “Phân tích hệ thống đo lường”
  • APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) – công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm phẩm và kế hoạch kiểm soát”.
  • PPAP (Production Part Approval Process) – công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt)”

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN IATF 16949

Bước 1: Đăng ký chứng nhận IATF 16949

Để được cấp chứng chỉ IATF 16949 hợp lệ, doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận IATF 16949. Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp phải khai báo những thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu mà tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận IATF 16949.

Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá IATF 16949

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận IATF 16949 của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận bao gồm kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận IATF 16949.

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống quản lý chất lượng đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn IATF 16949 hay chưa. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách kỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá thực trạng tuân thủ IATF 16949 của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ IATF 16949

Ngoài hoạt động đánh giá hiện trường, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn IATF 16949 được áp dụng một cách hợp chuẩn. Tổ chức chứng nhận có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu khi cần thiết.

Bước 6: Cấp chứng chỉ IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 3 năm

Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận IATF 16949 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có).

Bước 7 & 8: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm & tái chứng nhận 

Theo quy định thì chứng nhận IATF 16949 sẽ có hiệu lực trong 3 năm. Trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng chỉ thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn IATF 16949 và luôn có hiệu lực. Về chu kỳ giám sát hàng năm thường là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Sau 3 năm hết hiệu lực nếu doanh nghiệp của bạn vẫn muốn duy trì chứng nhận thì tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *